Phương tiện khai thác đất trái phép của Công ty TNHH MTV Xuân Quang bị tạm giữ tại UBND xã Cư Suê.
Thực tế cho thấy, việc các tổ chức, cá nhân khai thác đất trái phép hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng lưu tâm, xử lý; do đó, đã tạo tiền lệ để họ “lách” luật, trốn nộp thuế, phí bảo vệ tài nguyên môi trường, làm thất thu ngân sách Nhà nước; không những thế, còn tác động trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, sạt lở đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Với trường hợp của Công ty TNHH MTV Xuân Quang, theo ông Đường đây là đất của gia đình ông nên Công ty có quyền khai thác mà không phải xin giấy phép, tuy nhiên trên thực tế thì đây là diện tích đất mà ông đã sang nhượng của một hộ dân khác trong buôn nhưng chưa sang tên, đổi chủ và giấy chứng nhận lại là đất nông nghiệp. Sau nhiều năm khai thác trái phép, khu vực dưới chân đồi Cư Suê đã hình thành một hố sâu, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến phần đất của các chân ruộng xung quanh bị sạt lở. Không những thế, việc xe tải chở đất thường xuyên qua lại sẽ ảnh hưởng, gây hư hỏng các tuyến đường nội thôn, buôn. Trong khi đó, với mỗi xe đất từ 10-15 m3, đơn vị khai thác trái phép sẽ thu lợi khoảng 500 nghìn đồng nếu không phải đóng thuế, phí tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác…
Với số lượng, nhu cầu của các công trình, dự án xây dựng không nhỏ như hiện nay, đòi hỏi một lượng lớn đất để san lấp mặt bằng, chính vì thế cơ quan chức năng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, xử lý dứt điểm tình trạng tổ chức, cá nhân khai thác đất trái phép nói chung, khoáng sản nói riêng, đây cũng chính là cách để bảo vệ môi trường.